Đức Phật nói:
- Này, ông Xá Lợi Tử! "Sắc bất dị không, không bất dị sắc"(cái có của vạn pháp trong hiện tại không thể là không có cái không (từ không má có) ).
(trong cái không, không thể là không có cái có (từ có trở thành không) ). Lại nữa, "
sắc tức thị không, không tức thị sắc" (Có tức là không, không tức là có). "Sắc, thọ, tưởng, hành, thức, diệc phục như thị" (Sắc: vạn pháp, Thọ: thụ hưởng, Tưởng: suy nghĩ, Hành: làm việc, Thức: hiểu biết...(gọi là ngũ uẫn) tất cả đều là không có như vậy!
Có người cho rằng: "Vạn vật trong vũ trụ do trời sanh ra". -Vâng! đúng rồi! -Nhưng Trời là ai? Đấng nào? Ở đâu?
Họ trả lời: Trời là đấng "tự hữu mà có". Như vậy, chính họ đã xác nhận "Sắc tức thị không..." rồi đó!
Trời là đấng "tự hữu mà có". Như vậy, Trời có cũng từ chỗ không, nhưng thật sự Trời chỉ là hư không. Ông Trời, Ngọc Hoàng, Thượng Đế....chỉ là hư không. Cái có của vạn pháp cũng trở về không, bởi vì cha mẹ của vạn vật là KHÔNG
*Sắc: vật có hình tướng thấy được. Tức thị: ấy là, tức là. Không: không có gì cả.
Sắc và Không là hai trạng thái của các vật nơi cõi trần: Sắc là có hình tướng hiện ra thấy được; Không là không hình tướng, không thấy được. Sắc và Không ấy là nói tương đối với con mắt phàm của chúng ta: có hình tướng mà mắt thấy được gọi là Sắc, còn mắt phàm không thấy gì cả thì gọi là Không
Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc.
Nghĩa là: Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc,
Sắc tức là Không, Không tức là Sắc.
Chúng ta cũng nên nhớ rằng, cái Hư Không đó không phải là hoàn toàn trống rổng, không có gì, mà cái Hư Không ấy là một khối sinh động mãnh liệt vô biên, bao gồm đủ mọi cảnh giới, mọi trạng thái, đủ các pháp, mà từ đó sanh ra tất cả.
Không sanh ra Sắc, rồi Sắc trở lại thành Không. Vạn vật cứ thế biến đổi một cách tuần hoàn , ( biểu đồ hình sin) nhưng vẫn thuộc cõi trần Lòng tham dục khiến con người đắm đuối mãi trong Tứ Đổ tường: Tửu, Sắc, Tài, Khí, mê say vào bả lợi danh, cứ quanh quẩn trong trường mộng ảo, không xét kỹ cuộc đời là giả tạm. Các vật sắp bày trên mặt đất đều phải bị hư hoại, mà cứ tham lam bo bo giữ lấy, bỏ chỗ thật mà đi tìm cái giả. Cả cái xác thân nầy cũng là giả tạm, khi xác thân hư hoại thì linh hồn sẽ rời bỏ xác thân để trở về chỗ Hư Không nhưng vẫn chưa phải là chân lý , chân lý vẫn là sự khởi đầu là đấng sáng tạo và an bài mọi quy luật ấy !
Thank you for leaving valuable comments
Sắc và Không là hai trạng thái của các vật nơi cõi trần: Sắc là có hình tướng hiện ra thấy được; Không là không hình tướng, không thấy được. Sắc và Không ấy là nói tương đối với con mắt phàm của chúng ta: có hình tướng mà mắt thấy được gọi là Sắc, còn mắt phàm không thấy gì cả thì gọi là Không
Sắc tức thị Không, Không tức thị Sắc.
Nghĩa là: Sắc chẳng khác Không, Không chẳng khác Sắc,
Sắc tức là Không, Không tức là Sắc.
Chúng ta cũng nên nhớ rằng, cái Hư Không đó không phải là hoàn toàn trống rổng, không có gì, mà cái Hư Không ấy là một khối sinh động mãnh liệt vô biên, bao gồm đủ mọi cảnh giới, mọi trạng thái, đủ các pháp, mà từ đó sanh ra tất cả.
Không sanh ra Sắc, rồi Sắc trở lại thành Không. Vạn vật cứ thế biến đổi một cách tuần hoàn , ( biểu đồ hình sin) nhưng vẫn thuộc cõi trần Lòng tham dục khiến con người đắm đuối mãi trong Tứ Đổ tường: Tửu, Sắc, Tài, Khí, mê say vào bả lợi danh, cứ quanh quẩn trong trường mộng ảo, không xét kỹ cuộc đời là giả tạm. Các vật sắp bày trên mặt đất đều phải bị hư hoại, mà cứ tham lam bo bo giữ lấy, bỏ chỗ thật mà đi tìm cái giả. Cả cái xác thân nầy cũng là giả tạm, khi xác thân hư hoại thì linh hồn sẽ rời bỏ xác thân để trở về chỗ Hư Không nhưng vẫn chưa phải là chân lý , chân lý vẫn là sự khởi đầu là đấng sáng tạo và an bài mọi quy luật ấy !
No comments:
Post a Comment